Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2013

LÀM GIÀU VỚI MÔ HÌNH TRỒNG BƯỞI DA XANH

Bước vào thời điểm thu hoạch vụ thuận, nhiều loại trái cây rơi vào tình trạng được mùa, rớt giá. Nhưng bưởi da xanh lại là một trong những loại trái cây luôn giữ được giá cả ổn định cũng như sự ưu chuộng của thị trường. Chính vì những ưu điểm ấy, giống bưởi da xanh đã được nhân rộng tại nhiều nhà vườn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là vùng Chợ Lách, Bến Tre - quê hương của giống bưởi ngon nổi tiếng này, đem lại nguồn thu nhập lớn cho bà con nông dân.
Tép bưởi đều, dễ tróc, có màu hồng, hương vị ngọt, thơm ngon, ít có thứ bưởi nào sánh kịp. 
Từ trước năm 1995, nhắc đến các giống bưởi ngon, người ta thường hay nhắc tới bưởi Biên Hoà, bưởi đường Giáo Bảo, bưởi Năm Roi ở miền Nam hay bưởi Diễn, bưởi Đoan Hùng ở miền Bắc. Mãi tới năm 1996, sau hội thi trái ngon do Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam tổ chức, giống bưởi da xanh của vùng đất Bến Tre mới được “nhớ mặt, đặt tên” và được thị trường biết tới. 

Từ đó, giống bưởi này được các hộ làm giống ở Chợ Lách, Bến Tre quan tâm nhân giống bằng phương pháp mới, tạo ra nhiều giống cung cấp cho người trồng. Những cây sau này cũng được nhà vườn trồng và chăm sóc tốt hơn đã cho trái rất ngon. Bưởi da xanh có điểm đặc biệt là dù đã chín hay còn xanh đều giữ sắc vỏ xanh. Tép bưởi đều, dễ tróc, có màu hồng, hương vị ngọt, thơm ngon, ít có thứ bưởi nào sánh kịp. Chính vì thế, mặc dù có giá cao hơn các loại bưởi khác, bưởi da xanh vẫn được thị trường đặc biệt ưa chuộng, nhất là vào dịp lễ Tết.  

Tại Bến Tre đã hình thành các vùng chuyên canh bưởi da xanh lớn nhất cả nước. Người nông dân nơi đây đã hình thành số mô hình trồng bưởi da xanh tạo ra năng suất và chất lượng cao như: trồng bưởi da xanh xen vườn dừa/măng cụt, trồng theo hướng hữu cơ… Tất cả đều áp dụng theo tiêu chuẩn VietGAP (áp dụng các biện pháp sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm sạch và an toàn).

Một số mô hình trồng Bưởi Da Xanh điển hình

Anh Trương Minh Tuấn, ở ấp An Thuận A, xã Mỹ Thạnh An, thị xã Bến Tre - một trong những nông dân thành công mô hình trồng Bưởi Da Xanh xen dừa xiêm - chia sẻ: “Bưởi trồng xen dừa xiêm khi thu hoạch bán được tiền nhiều gấp mấy lần cây mãng cầu. Dừa xiêm ăn lâu dài, cây có tán không lớn lắm, chỉ 7 - 8 mét, sẽ tạo bóng râm hợp lý cho cây bưởi”. Với 5 công đất trồng xen 150 cây bưởi da xanh và 60 cây dừa xiêm, tổng thu nhập của gia đình anh Tuấn đạt hàng trăm triệu đồng/năm.

Còn với mô hình trồng bưởi da xanh theo hướng hữu cơ thì ông Nguyễn Văn Sốt (chú Ba Sốt) tại ấp Tân Long 2, xã Tân Thành Bình, huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre - một trong những nông dân thành công với mô hình này - cho hay: “Tôi bón bưởi chủ yếu bằng phân hữu cơ Komix chuyên dùng cho cây ăn trái, mỗi năm bón từ 600 - 700 kg, chia làm 3 - 4 lần bón, trước khi bón dùng cào xới nhẹ đất, bón phân tưới nước cho cây dễ hấp thu. Tôi rất ít bón phân hóa học, chỉ bổ sung phân lân và kali cho rễ phát triển và tăng độ ngọt cho trái”.

Theo chú Ba, kỹ thuật trồng bưởi da xanh nền hữu cơ không khó lắm. Với mô hình này, gia đình chú Ba và các hộ nông dân khác có thể đăng ký sản xuất bưởi theo tiêu chuẩn VietGAP, đưa bưởi da xanh xuất khẩu ra thị trường nước ngoài, đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho địa phương.

Cây bưởi da xanh cũng đem lại cho gia đình ông Thiều Văn Tỷ (ông Hai Tỷ) ấp Định Bình, xã Hoà Nghĩa nguồn thu nhập ổn định. Ông Hai Tỷ cho biết, hơn 20 năm trước nhà ông có 3 công đất vườn trồng nhãn tiêu Huế, nhưng cây nhãn không mang lại hiệu quả kinh tế cao. May nhờ người em gái đi làm ở Mỹ Thạnh An, thấy nông dân ở đây trồng bưởi bán được giá cao nên mua 2 nhánh mang về cho ông trồng thử.


Hiện nay vườn bưởi da xanh của ông Tỷ đang cho trái ổn định, một năm cho thu hoạch hơn 12 tấn trái.

Qua chăm sóc cây bưởi trưởng thành cho trái ăn khá ngon. Từ đó ông quyết định chiết nhánh để trồng xen trong vườn nhãn, khi cây bưởi lớn ông đốn bỏ vườn nhãn chỉ trồng chuyên canh cây bưởi da xanh trên diện tích 3 ngàn mét vuông. Vườn bưởi được ông chăm sóc cẩn thận nên cây xanh tốt và có nhiều người đến hỏi mua nhánh về trồng. Mỗi năm ông chiết khoảng 4 ngàn nhánh, với giá bán 30 – 40 ngàn đồng/nhánh, sau khi trừ chi phí gia đình ông thu hơn 100 triệu đồng tiền bán nhánh.

Sau khi chiết nhánh được 4 năm, số tiền thu lại cũng khá, ông mua thêm 7 công đất vườn trồng chuyên canh cây bưởi. Trong đó ông dùng 7 công đất trồng bưởi da xanh và 3 công còn lại trồng bưởi Năm Rroi. Đến nay bưởi da xanh cây lớn nhất được 20 năm tuổi và số cây hậu bị được trồng xen thay thế cây già cỗi cũng khá nhiều.

Hiện nay vườn bưởi da xanh của ông Tỷ đang cho trái ổn định, một năm cho thu hoạch hơn 12 tấn trái, với giá bán ổn định từ 20 đến 30 ngàn đồng/ký bưởi loại I, gia đình ông thu lợi nhuận hơn 200 triệu đồng.

Khi được hỏi về kinh nghiệm để có vườn bưởi da xanh cho năng suất, đạt hiệu quả kinh tế cao, ông Tỷ chia sẻ: “Theo tôi, cây bưởi da xanh muốn phát triển tốt, điều quan trọng khi trồng bưởi đất phải cao ráo, không ứ nước vào mùa mưa, mùa nắng phải tưới đủ nước. Đối với phân bón, tôi thường dùng là phân hữu cơ sinh học Viễn Khang kết hợp với NPK 30-30-0, mỗi năm tôi rãi 12 lần, mỗi tháng rãi 1 lần, rãi cách 1 ngày sau khi thu hoạch trái. Trọng lượng 500 ký hữu cơ + 50 ký NPK 30-30-0, có thể kết hợp thêm thuốc Basudin -10 để ngừa bệnh rệp sáp”.

Có được kinh nghiệm này, theo ông Tỷ phần lớn là sự cần cù chịu khó học hỏi của bản thân. Ông tích cực tham gia các cuộc hội thảo, tập huấn và tham quan các mô hình, để áp dụng trực tiếp vào vườn bưởi. Hiện tại, ông Tỷ đã tham gia vào mô hình sản xuất bưởi da xanh theo tiêu chuẩn VietGAP.

Có thể nói, cây bưởi da xanh đã mang lại rất nhiều lợi nhuận cho người nông dân. Vậy, với những cá nhân muốn thử sức với mô hình này thì phải bắt đầu như thế nào? Học Làm Giàu đã tổng hợp một số tài liệu hướng dẫn kỹ thuật trồng bưởi cơ bản giúp bạn có thể khởi nghiệp thành công.

Kỹ thuật chăm sóc Bưởi Da Xanh


Tủ gốc giữ ẩm

- Tủ gốc giữ ẩm trong mùa nắng bằng rơm rạ khô. Mùa mưa nên tủ cách gốc khoảng 20cm. Biện pháp này cũng tránh được cỏ dại phát triển, đồng thời khi rơm rạ bị phân hủy sẽ cung cấp cho đất một lượng dinh dưỡng đáng kể.

- Trong thời kỳ kiến thiết cơ bản nên trồng hoa màu để tránh đất bị xói mòn, đồng thời tăng thu nhập. Hiện nay, nhiều ghi nhận cho thấy trồng ổi trong vườn cây có múi nói chung có khả năng ngăn cản, hạn chế rầy chổng cánh tấn công vườn. 

Khi cây vào thời kỳ kinh doanh thì có thể giữ cỏ trong vườn nhằm giữ ẩm cho đất trong mùa hè và chống xói mòn đất trong mùa mưa. Tuy nhiên, khi cỏ phát triển mạnh phải cắt bỏ bớt để tránh cạnh tranh dinh dưỡng. Nên chọn loại cỏ phù hợp để trồng trong vườn, tốt nhất là loại cỏ có khả năng sinh trưởng vừa phải, không quá mạnh có thể ảnh hưởng đến cây bưởi đồng thời dễ diệt khi cần thiết. Cây còn nhỏ nên làm sạch cỏ để tránh cạnh tranh dinh dưỡng.

Tưới và tiêu nước

Bưởi là loại cây cần tưới nước đầy đủ, nhất là giai đoạn phát triển. Mùa nắng nên thường xuyên tưới nước cho bưởi. Vào mùa mưa, vườn cần phải có mương cống để tiêu nước vào các tháng mưa nhiều, tránh ngập úng kéo dài cây có thể chết. Nên duy trì ổn định mực nước trong vườn ở khoảng cách mặt liếp 60 - 70cm. Ở các vùng mà nguồn nước tưới gặp khó khăn như các vùng giồng cát, gò cao thì sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt sẽ mang lại hiệu.

Tỉa cành và tạo tán

a) Tỉa cành

- Một trong những đặc điểm của cây có múi so với những loại cây ăn trái khác là không có sự khác nhau giữa mầm chồi và mầm trái. Không có sự biến chuyển của chồi trong nhiều năm mà mỗi chồi có thể phát triển trong một năm để tạo mầm hoa và sẽ mang một hay nhiều trái ở cuối cành.

- Ba mục tiêu chính của việc cắt tỉa cành đối với cây có múi là:

+ Tạo cho cây có bộ khung khoẻ mạnh.
+ Lập những cành mang trái trẻ, dồi dào sinh lực và phân bố giống nhau trên khung (sườn) và cành mẹ (cành chính).
+ Thay thế những cành già, loại bỏ cành sâu bệnh, chết, cành vô hiệu, không có khả năng sản xuất bằng những cành non trẻ sẽ mang trái trong những năm tiếp theo.

- Công việc tỉa cành được tiến hành hàng năm, sau khi thu hoạch cần phải loại bỏ những đoạn cành sau đây: cành đã mang quả (thường rất ngắn khoảng 10 - 15 cm); cành bị sâu bệnh, cành ốm yếu, cành nằm bên trong tán không có khả năng mang quả; cành đan chéo nhau, những cành vượt trong thời cây đang mang quả nhằm hạn chế việc cạnh tranh dinh dưỡng với quả.

- Để tránh mầm bệnh lây lan sang cây khác, cần phải khử trùng dụng cụ bằng cồn 90 độ hoặc hơ lửa. Đối với những cành lớn hơn 3cm thì phải dùng cưa. Những vết thương lớn sau khi cắt tỉa cần phải dùng sơn hoặc các thuốc trừ bệnh quét kín vết cắt nhằm tránh vết thương bị thối tạo điều kiện thích hợp cho côn trùng và mầm bệnh tấn công.

b) Tạo tán

- Là việc làm cần thiết ngay trong thời kỳ xây dựng cơ bản (từ năm thứ 1 đến năm thứ 3) với mục đích:

+ Nhằm tạo lập một hình thái cây trồng có khả năng tiếp nhận ánh sáng đầy đủ, đồng thời khống chế và duy trì chiều cao của cây trồng trong tầm kiểm soát để thuận lợi trong việc quản lý vườn ở hai giai đoạn: kiến thiết cơ bản và thời kỳ kinh doanh.
+ Hình thành và phát triển bộ khung cơ bản, vững chắc nhằm tránh đổ ngã, gãy nhánh từ đó phát triển các cành nhánh thứ cấp cho cây.

- Các bước thực hiện như sau:

+ Từ vị trí mắt ghép (trên gốc ghép) trở lên khoảng 50 - 80 cm thì bấm bỏ phần ngọn, mục đích để các mầm ngủ và cành bên phát triển.
+ Chọn 3 cành khỏe, thẳng mọc từ thân chính và phát triển theo ba hướng tương đối đồng đều nhau làm cành cấp 1. Dùng tre cột giữ cành cấp 1 tạo với thân chính một góc 35 - 40 độ.
+ Sau khi cành cấp 1 phát triển dài khoảng 50 - 80 cm thì cắt đọt để các mầm ngủ trên cành cấp 1 phát triển hình thành cành cấp 2 và chỉ giữ lại 2 - 3 cành.
+ Cành cấp 2 này cách cành cấp 2 khác khoảng 15 - 20cm và tạo với cành cấp 1 một góc 30 - 35 độ. Sau đó cũng tiến hành cắt đọt cành cấp 2 như cách làm ở cành cấp 1. Từ cành cấp 2 sẽ hình thành những cành cấp 3.
+ Cành cấp 3 không hạn chế về số lượng và chiều dài nhưng cần loại bỏ các chỗ cành mọc quá dày hoặc quá yếu. Sau 3 năm cây sẽ có bộ tán cân đối, thuận lợi trong chăm sóc, phòng ngừa sâu bệnh và thu hoạch.

Giâm cành - kỹ thuật nhân giống bưởi da xanh 


Giâm cành là kỹ thuật nhân giống vô tính có hệ số nhân giống tương đối cao so với kỹ thuật chiết cành, cây con mau cho trái, đồng nhất về đặc tính giống và quần thể trồng tương đối đồng đều.

Bưởi da xanh là một trong những cây có giá trị kinh tế cao nhưng là loại cây rất khó ra rễ khi giâm cành. Tuy nhiên, nếu áp dụng đúng kỹ thuật, cây bưởi da xanh vẫn có thể được nhân giống bằng cách giâm cành. Để đạt kết quả tốt khi giâm cành bưởi da xanh, cần tuân thủ nghiêm ngặt quy trình nhân giống, bao gồm từ khâu chọn cây đầu dòng, chọn cành giâm, sử dụng hóa chất kích thích ra rễ, giá thể giâm cành đến các yếu tố ngoại cảnh như nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng. Tổng hợp các yếu tố này quyết định thành công của kỹ thuật giâm cành bưởi da xanh.

Chọn cây BDX đầu dòng để nhân giống

Cây đầu dòng sử dụng nhân giống phải khỏe mạnh, không mang mầm bệnh và côn trùng nguy hiểm. Cây đầu dòng dùng để lấy cành không nên sử dụng để khai thác trái, vì làm như vậy cây sẽ kiệt sức rất mau.

Chuẩn bị cành giâm

Cành bưởi da xanh được sử dụng để giâm có thể lấy ở hai dạng cành là cành ngang (mang trái) và cành đứng (cành vượt). Cành ngang chỉ lấy từ ngọn vào bên trong khoảng 20 - 25 cm ở giai đoạn cây không ra hoa. Cành vượt có thể lấy từ ngọn vào trong 40 - 50 cm, cây con từ cành này có sức sống mạnh. Cành giâm nên được thu lúc sáng sớm, trong tình trạng trương nước. Có thể trữ cành trong các bao plastic lớn, phun nước bên trong và cột miệng bao để tránh mất nước. Để bao trong mát, tránh ánh sáng làm nhiệt độ bên trong bao tăng cao. Chiều dài cành giâm khoảng 15 - 20cm. Tỉa bớt lá dưới đáy cành, giữ lại 5 - 7 lá. Cắt bớt 1/2 chiều dài lá để giảm thoát hơi nước. Vạt xéo đáy cành 1 góc 45 độ, dùng dao rạch vài đường ở đáy cành để tạo mô sẹo, kích thích sự ra rễ.

Chuẩn bị hóa chất

Hóa chất được sử dụng để giâm cành bưởi da xanh là các auxin tổng hợp, bao gồm NAA và 2,4-D. Nồng độ sử dụng: 4.000 ppm NAA + 500 ppm 2,4-D để kích thích ra rễ cành giâm bưởi da xanh. Các hóa chất này có thể mua ở các cửa hàng bán hóa chất tinh khiết và thường được hướng dẫn cách pha trong cồn.

Giá thể giâm cành

Giá thể giâm cành có 4 chức năng: cố định cành giâm, giữ ẩm tốt, thoáng khí và che tối cho đáy cành. Có thể dùng mụn xơ dừa hoặc trấu để làm giá thể giâm cành. Dụng cụ giâm cành có thể là rổ nhựa, khay hay bồn chứa, bên trong chứa giá thể giâm cành. Đặt dụng cụ giâm cành trong nhà giâm cành hoặc đơn giản hơn là trùm lại bằng tấm nhựa kín, khoảng trống phía trên càng cao càng tốt, vì nó sẽ tăng khả năng giữ ẩm độ và giảm được nhiệt độ bên trong.

Giâm cành

Lấy các cành giâm đã được chuẩn bị sẵn, nhúng đáy cành giâm vào hóa chất trong thời gian 3 - 4 giây. Cành sau khi xử lý xong để cho hóa chất thấm vào đáy cành. Khi chất thấm khô, cắm cành giâm vào giá thể giâm.

Chăm sóc sau khi giâm

Điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng nhiều đến tỷ lệ ra rễ, sức sống và tỷ lệ chết của cành giâm. Nhiệt độ trong môi trường tốt nhất khoảng 30 ± 2 độ C. Nhiệt độ cao làm cho lá cành giâm trở nên vàng và rụng. Sự hiện diện của lá còn trên cành ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ ra rễ của cành giâm. Độ ẩm của nơi giâm cành phải được duy trì ở mức 85 - 90% trong suốt thời gian giâm cành. Ánh sáng không quá cao, nên sử dụng ánh sáng khuếch tán trong khoảng 1.000 - 2.000lux. Tốt nhất là để trong nhà có mái che bằng lá, không có ánh sáng trực tiếp chiếu vào. Ba yếu tố ngoại cảnh trên ảnh hưởng đến 50% sự thành công. Trong suốt quá trình giâm cành, nếu thấy lá trên cành giâm còn xanh, không rụng, không vàng thì mức độ thành công sẽ trên 50%. Nên theo dõi độ ẩm và nhiệt độ thường xuyên, bảo đảm các yếu tố này trong khoảng cho phép thì tỉ lệ thành công mới cao.

Chăm sóc cây con

- Thời gian ra rễ của cành giâm tùy vào sức sống của cành. Nếu chọn cành khỏe mạnh và đồng nhất về kiểu cành thì thời gian ra rễ khoảng 45 - 50 ngày và tỷ lệ ra rễ đạt khoảng 60 - 65%. Sử dụng cành trung bình thì thời gian ra rễ dài hơn (60 - 85 ngày) và tỷ lệ ra rễ chỉ khoảng 50%. Cành giâm sau khi ra rễ được vô trong các bầu plastic có chứa thành phần đất, mụn xơ dừa và phân chuồng hoai.

- Cây con vô bầu được để nơi thoáng mát và tưới nước thường xuyên. Mỗi ngày tưới 4 lần, sáng 2 lần, chiều 2 lần. Sau 1 tuần bắt đầu tưới thêm phân DAP. Ngâm phân DAP vào thùng nước lượng 2g/1lít, tưới vào bầu đất mỗi tuần một lần cho đến khi cành giâm ra lá mới.

Trên đây chỉ bao gồm những kỹ thuật ban đầu để các bạn tiếp cận với mô hình kinh doanh đang phát triển này. Các bạn có theo dõi, cập nhật thêm thông tin qua website http://buoidaxanh.com.vn/trangchinh.html. Chúc các bạn thành công!

(Tổng hợp)

0 nhận xét :

Đăng nhận xét

Cảm ơn bạn đã nhận xét, nhận xét của bạn đang chờ duyệt nội dung trước khi đăng lên chính thức.

Bài đăng phổ biến

Thư viện là kho tàng chứa tất cả của cải tinh thần của loài người.(G.V.Leibniz) *** Để cho con một hòm vàng không bằng dạy cho con một quyển sách hay.(Vi Hiền Truyện) *** Kết hợp những điều hiểu biết với những kinh nghiệm và kiến thức sẵn có - đó là nguyên tắc cần thiết khi lựa chọn sách.(Krupxkaia) *** Nếu tôi có quyền thế, tôi sẽ đem sách mà gieo rắc khắp mặt địa cầu như người ta gieo lúa trong luống cày vậy. (Mann Horace) *** Lựa sách mà đọc cũng như lựa bạn mà chơi. Hãy coi chừng bạn giả.(Damiron) *** Gặp được một quyển sách hay, nên mua liền dù đọc được hay không đọc được, vì sớm muộn gì cũng cần đến nó.(Churchill Sir Winston) *** Sau một giờ đọc sách thì nỗi đau khổ nào của tôi cũng biến mất.(Môngtexkiơ) *** Thích đọc sách tức là biết đánh đổi những giờ phút buồn tẻ không thể tránh được trong cuộc đời lấy những giờ phút lý thú.(Môngtexkiơ) *** Bạn hãy đọc sách đi! Và mong sao trong đời bạn sẽ không có ngày nào mà bạn không đọc dù chỉ một trang sách mới.(C.Pautốpxki) *** Đọc một cuốn sách xấu thì thà không đọc còn đỡ tệ hại hơn. (Biêlinxki) *** Hiện nay chúng ta đang ba hoa về sự cô đơn toàn cầu của nhân loại. Làm thế nào để vượt qua điều đó? Chỉ có đọc sách! Chỉ cuốn sách mới trò chuyện với con người không mang tính chất hình thức, mà là một cách tâm tình, khuyên bảo và cung cấp những định hướng cần thiết. Trong sách có những bí mật của đạo đức - quy tắc của lương tâm... (GS.TSKH Mikhain Phiôđôrôvích Nhenasep) *** Cần phải yêu mến và tin vào sách. Cần rèn luyện cho mình thói quen thực hành và kỹ năng dùng sách để làm việc.(N. Rubakin) *** Một cuốn sách hay cho ta một điều tốt, một người bạn tốt cho ta một điều hay.(Gustavơ Lebon) *** Nghệ thuật đọc sách là nghệ thuật tư duy với ít nhiều sự giúp đỡ của người khác.(Phaghe) *** Sách có thể ít đi một chút, nhưng phải tốt đẹp hơn. Không nên đặt một cuốn sách tầm thường lên giá sách. Đừng ăn cắp thời gian của người lao động trung thực.(N.Ôxtơrốpxki) *** Thế giới vô cùng vĩ đại. Cặp mắt của bạn chỉ thấy được một phần nhỏ bé không đáng kể. Bởi vậy bạn hãy tìm lấy các sự kiện ở trong sách. Hãy tích lũy đều đặn hàng ngày các sự kiện ấy.(V.Ôbrưsép) *** Vương Thù nói: Sách Kinh thì nuôi căn bản con người, sách Sử thì mở mang tài trí cho con người.(Lê Quý Đôn) *** Sách vở đầy bốn vách Có mấy cũng không vừa.(Nguyễn Du) *** Xa chốn ngựa xe xuân mộng đến Vui bên sách vở tuổi già ngâm.(Nguyễn Bỉnh Khiêm) *** Thư viện không nên chỉ là nơi giữ sách, cũng không nên chỉ là nơi đọc sách giải trí nhẹ nhàng. Nó phải là một trung tâm nghiên cứu; sự nghiên cứu mà bất kỳ một con người có lý trí nào cũng cần phải có.(Phêđôrôp) *** Tôi bước chân vào thư viện và khép cửa lại. Như thế là tôi đã tách khỏi tính tham lam, lòng tự ái, tệ say rượu và sự lười biếng củng tất cả những thói hư tật xấu do cái dốt nát, sự vô công rỗi nghề và cảnh sầu tư sinh ra. Tôi đắm mình vào cái vĩnh hằng giữa những tác giả tuyệt diệu với một niềm tự hào, với một cảm giác thỏa mãn đến mức cảm thấy thương hại tất cả các ông quan lớn sang trọng và giàu có nhưng không được hưởng niềm hạnh phúc này.(D. Henziut) *** Thư viện là kho tàng chứa tất cả của cải tinh thần của loài người.(G.V.Leibniz) *** Đọc sách không nhiều thì gan dạ không vững mà can đảm không lớn, lý nghĩa sâu sắc không tinh thì tâm địa không tế nhị.(Sách Nhị vị) *** Những người đọc sách tuy chưa thành danh nhưng cũng đã có một tư cách cao thượng, những người làm điều thiện, tuy không mong báo đáp nhưng tự trong lòng khoan khoái.(Ngạn ngữ Trung Quốc) *** Nghe cho nhiều rồi chọn điều phải mà cố làm kỳ được, xem cho rộng rồi ghi nhớ lấy để biết cho tường.(Luận ngữ) *** Ai đọc sách mà không biết được nhiều hơn những điều viết trong sách, người đó mới sử dụng sách có một nửa. Sách làm trí tuệ con người sâu sắc hơn và sáng sủa hơn.(G.Létxinh) *** Người xưa đã đem tâm trí đúc chuốt thành lời hay ý đẹp để chắp lông chắp cánh cho văn chương, ta mà lại coi thường được sao.(Cao Bá Quát) *** Để viết được một tác phẩm chân thực thì bạn cần nếm trải mọi sự khổ đau. Và không phải chỉ là đau khổ của riêng mình thôi đâu.(Gióocgiơ Xăng) *** Không có gì có thể thay thế văn hóa đọc.(Gunte Grass) *** Đọc sách là một phần đối với bổn phận của người phong nhã.(Christine de Pisan) *** Sách là bạn thân của cô tịch. Nó nuôi dưỡng sự cởi mở cá nhân chủ nghĩa. Trong việc đọc sách của mình, người ta tự xét mình để có vài cơ hội để gặp được chính mình. G.Duhamel (Defence des Lettres) *** Những quyển sách làm say mê ta đến tận tủy, chúng nói chuyện với ta, cho ta những lời khuyên và liên kết với ta bởi một tình thân thật sống động và nhịp nhàng. F.Petrarque (H.Godefroy) *** Đọc sách là cách học tốt nhất. (A.Puskin) *** Sách là cây đèn thần soi sáng cho con người trên những nẻo đường xa xôi nhất và tăm tối nhất của cuộc đời. (A.U-Pít) *** Không có cách giải trí nào rẻ hơn đọc sách, cũng không có sự thú vị nào bền lâu hơn đọc sách. (M.Mông-tê-guy) ***Một cuốn sách tốt mở ra thì gợi niềm hy vọng, khép lại thì đem lại điều hữu ích. (M.An-cốt) *** Đọc sách không những để nâng cao trí thức mà còn nâng cao nhân cách. (Dr.Gúerin) *** Mỗi ngày đọc vài trang sách, khi về già bạn đã có trong mình một thư viện khổng lồ. (V.Na Xốp) *** Đọc sách là nuôi dưỡng trí tuệ. (M.Xê-Clê-Ca) *** Để cho con một hòm vàng không bằng dạy cho con một quyển sách hay. (Vi Hiền Truyện) *** Chỉ nên coi việc đọc sách là sự gợi ý, sự nhắc nhở nhận từ những người thông thái từng trải, tựa hồ trái táo của Adam Eva kích thích sự sống phát triển. (Son. H) *** Kết hợp những điều hiểu biết với những kinh nghiệm và kiến thức sẵn có - đó là nguyên tắc cần thiết khi lựa chọn sách. (Krupxkaia) *** Nếu tôi có quyền thế, tôi sẽ đem sách mà gieo rắc khắp mặt địa cầu như người ta gieo lúa trong luống cày vậy. (Mann Horace) *** Lựa sách mà đọc cũng như lựa bạn mà chơi. Hãy coi chừng bạn giả. (Damiron) *** Gặp được một quyển sách hay, nên mua liền dù đọc được hay không đọc được, vì sớm muộn gì cũng cần đến nó. (Churchill Sir Winston) *** Sau một giờ đọc sách thì nỗi đau khổ nào của tôi cũng biến mất. (Môngtexkiơ) *** Thích đọc sách tức là biết đánh đổi những giờ phút buồn tẻ không thể tránh được trong cuộc đời lấy những giờ phút lý thú. (Môngtexkiơ) *** Bạn hãy đọc sách đi! Và mong sao trong đời bạn sẽ không có ngày nào mà bạn không đọc dù chỉ một trang sách mới. (C.Pautốpxki) *** Đọc một cuốn sách xấu thì thà không đọc còn đỡ tệ hại hơn. (Biêlinxki) *** Hiện nay chúng ta đang ba hoa về sự cô đơn toàn cầu của nhân loại. Làm thế nào để vượt qua điều đó? Chỉ có đọc sách! Chỉ cuốn sách mới trò chuyện với con người không mang tính chất hình thức, mà là một cách tâm tình, khuyên bảo và cung cấp những định hướng cần thiết. Trong sách có những bí mật của đạo đức - quy tắc của lương tâm.... GS.TSKH (Mikhain Phiôđôrôvích Nhenasep) *** Cần phải yêu mến và tin vào sách. Cần rèn luyện cho mình thói quen thực hành và kỹ năng dùng sách để làm việc. (N. Rubakin) *** Một cuốn sách hay cho ta một điều tốt, một người bạn tốt cho ta một điều hay. (Gustavơ Lebon) *** Nghệ thuật đọc sách là nghệ thuật tư duy với ít nhiều sự giúp đỡ của người khác. (Phaghe) *** Sách có thể ít đi một chút, nhưng phải tốt đẹp hơn. Không nên đặt một cuốn sách tầm thường lên giá sách. Đừng ăn cắp thời gian của người lao động trung thực. (N.Ôxtơrốpxki) *** Thế giới vô cùng vĩ đại. Cặp mắt của bạn chỉ thấy được một phần nhỏ bé không đáng kể. Bởi vậy bạn hãy tìm lấy các sự kiện ở trong sách. Hãy tích lũy đều đặn hàng ngày các sự kiện ấy. (V.Ôbrưsép) *** Vương Thù nói: Sách Kinh thì nuôi căn bản con người, sách Sử thì mở mang tài trí cho con người. (Lê Quý Đôn)