Theo thông lệ hàng năm vào các ngày 15-16 tháng 04 và 15-16 tháng 11 âm lịch, tại xã Phú Thành (Trà Ôn) diễn ra 2 lệ tổ chức lễ hội cúng đình thượng điền và hạ điền, đây là những lễ hội cổ xưa được lưu truyền lại mà người dân Xã Phú Thành thay phiên nhau gìn giữ rất lâu đời từ thời vua Tự Đức.
Chương trình tổ chức lễ: ngày 15 Ban hội hương và một số dân trong xã hội họp sắp xếp phân công từng công việc để tiếp khách vào ngày 16 là chánh lễ, đúng 7 giờ sáng tất cả Ban hội hương và số người được Ban tổ chức phân công tụ họp thành đoàn đi rước sắt thần tại nhà một người dân trong Ban hội hương đã thống nhất chọn trước, vì sắc thần củng là một vật rất quý không dám để tại đình sợ kẻ gian ăn cắp, sắt thần là một tắm vải lụa màu đỏ chiều ngang khoảng 30 cm dài khoảng 40 cm viết chữ màu vàng (chữ hán) trong đó có nội dung sắt phong Thành hoàng bổn cảnh có dấu ấn ký của Vua Tự Đức (ký tên đống dấu) năm 1852, được cuốn tròn để trong lòng một ống nứa, điều rất lạ là ống nứa này củng rất lâu đời nhưng đến nay vẩn còn nguyên vẹn không có mối mọt rậm nhấm, người thỉnh sắt Thần đưa lên kiệu là một người cao tuổi mặt áo dài đầu đội khăn đống, chiếc kiệu được đống bằng gổ, có trạm trổ hình rồng được 4 người thanh niên mặt đồng phục và đội nón theo kiểu quân sĩ triều đình ngày xưa khiêng đi, 2 bên có 2 hàng quân hộ tống củng mặt đồ triều đình trang bị vũ khí đao, kiếm, trường thương hộ vệ, đi đầu là một đoàn Lân múa, kế tiếp là các cụ cao tuổi cũng khăn đống áo dài, đoàn đi thỉnh sắt thần có khoảng từ 40- 50 người trong xã, nhân dân có nhà dọc theo đường đi đều ra trước cửa đón sắt thần, nhạc lễ gồm trống, kèn, đờn cò hòa tấu những bản nhạc lễ cung đình, gợi cho mọi người nhớ lại thuở xa xưa cha ông đi dựng nước, mở mang bờ cỏi cho ta có được hôm nay.
Khi đoàn đi rước sắc về tới Đình ở đầu ấp,một người cao tuổi đưa sắc lên bàn thờ chính điện, trong Ban hội hương cùng nhau khấn vái khai sắc ra và cử một người mặt áo dài khăn đống đọc sắc phong thần của Vua Tự Đức (được dịch ra tiếng Việt) sau đó nhân dân trong khu vực thay phiên nhau đốt nhang cúng bái cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, gia đình gặp nhiều điều may mắng, sau đó nhập tiệc, tối lại tổ chức đờn ca Tài tử tại đình đến khuya (hồi xưa tổ chức hát bộ) và rạng sáng ngày 17 cùng nhau đưa sắt trở về chỗ củ.
Cái nét văn hóa cổ xưa theo phong tục lễ hội cúng đình, người dân xã Phú Thành đã gìn giữ suốt trên trăm năm, trải qua nhiều thời kỳ và nhiều giai đoạn khó khăn trong chiến tranh ác liệt, nhưng vẫn kiên trì thực hiện hàng năm cho đến ngày nay, đây cũng là một di sản văn hóa lâu đời cần được phát huy.
Trương Cẩm Mừng (Trà Ôn)
0 nhận xét :
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn đã nhận xét, nhận xét của bạn đang chờ duyệt nội dung trước khi đăng lên chính thức.